Thương mại điện tử, hay còn gọi là e-commerce, là hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ trực tuyến. Nó đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại. Mang lại sự thuận tiện và tận dụng sức mạnh của internet để kết nối người mua và người bán từ khắp mọi nơi trên thế giới.
1. Đặc điểm của Thương Mại Điện Tử:
Thương mại điện tử không chỉ mang lại sự tiện lợi, mà còn mở ra những cơ hội mới cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Dưới đây là một số đặc điểm chính:
- Trực Tuyến và Tiện Lợi: cho phép người mua sắm trực tuyến mọi lúc, mọi nơi. Thông qua các thiết bị kết nối internet như máy tính, điện thoại di động. Điều này tạo ra sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian đáng kể.
- Đa Dạng Sản Phẩm: Các trang thương mại điện tử cung cấp đa dạng sản phẩm. Từ thực phẩm, thời trang, đến đồ điện tử và dịch vụ. Người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và so sánh giá trực tuyến.
- Chính Sách Khuyến Mãi: Thương mại điện tử thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá, quà tặng để thu hút và giữ chân khách hàng.
2. Các sàn thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam:
- Shopee (shopee.vn): Shopee là một trong những sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam. Với giao diện thân thiện, chính sách bảo mật và chất lượng dịch vụ. Shopee thu hút hàng triệu người tiêu dùng hàng ngày.
- Lazada (lazada.vn): Lazada là một sàn thương mại điện tử quốc tế đã có mặt ở nhiều quốc gia. bao gồm cả Việt Nam. Nó cung cấp đa dạng sản phẩm từ hàng điện tử đến thực phẩm và thời trang.
- Tiki (tiki.vn): Tiki nổi tiếng với việc cung cấp sách và văn phòng phẩm ban đầu. Sau đó mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như thời trang, đồ gia dụng.
- Sendo (sendo.vn): Sendo là một sàn thương mại điện tử trong nước. Nổi tiếng với chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
- TikTok Shop: thuộc hệ sinh thái của Tik Tok, ra mắt tại Việt Nam vào năm 2022. Dù chỉ trong một thời gian ngắn nhưng hiện nay Tik Tok Shop đã đạt doanh số của Lazada hoạt động 10 năm tại Việt Nam.
3. Xu hướng thương mại điện tử hiện nay:
1. Thương mại trực tuyến sẽ tiếp tục phát triển
Sự gia tăng của hình thức mua bán trực tuyến và sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các thiết bị di động (smartphone, máy tính bảng, laptop,...) đã có tác động đáng kể đến ngành này và dự kiến sẽ tiếp tục phát triển vào năm 2024.
2. Trí tuệ nhân tạo và công nghệ máy học sẽ đóng vai trò lớn hơn
Trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ máy học (ML) đã có những tác động trong ngành Ecommerce nhiều năm qua. Những tính năng thông minh như tìm kiếm sản phẩm bằng hình ảnh, đề xuất sản phẩm tương tự,... đã giúp trải nghiệm của khách hàng được nâng lên một tầm cao mới.
3. Mạng xã hội dần trở thành kênh bán hàng chính
Các nền tảng truyền thông xã hội đã trở thành các kênh marketing quan trọng đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử trong nhiều năm qua. Mạng xã hội không chỉ là nền tảng để chia sẻ ảnh và giữ liên lạc với bạn bè. Mà giờ đây, bạn có thể mua sản phẩm trực tiếp từ Instagram, Facebook, TikTok,...
4. Tìm kiếm bằng giọng nói sẽ trở nên phổ biến hơn
Trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển kéo theo sự ra đời của các trợ lý ảo thông minh. Ví như Google Assistant, Amazon Alexa, Bixby,... Từ đó, thương mại bằng giọng nói cũng dần trở thành xu hướng thương mại điện tử được nhiều doanh nghiệp ứng dụng và dự kiến sẽ trở nên phổ biến hơn trong thời gian tới.
5. Tính bền vững của sản phẩm sẽ được người dùng ưu tiên
Sự phát triển ngày càng vượt trội của công nghệ khiến những vấn đề về môi trường cũng được nhiều người quan tâm. Người tiêu dùng trở nên ý thức hơn về các vấn đề của môi trường sống thì tính bền vững sẽ là ưu tiên hàng đầu của họ khi mua sắm.
6. Thực tế ảo tăng cường nâng cao trải nghiệm mua sắm
Một trong những xu hướng thương mại điện tử đã và đang không ngừng phát triển chính là Thực tế ảo tăng cường (AR). Đây là công nghệ tiên tiến giúp người mua sắm trực tuyến cảm nhận chân thực về sản phẩm. Giúp họ đưa ra quyết định mua hàng dễ dàng hơn.
7. Mua trước trả sau
Phương thức mua trước trả sau (Buy Now, Pay Later - BNPL) cho phép khách hàng tạo đơn, nhận hàng trước và thanh toán thông qua các đợt trả góp không lãi suất định kỳ sau đó. Các doanh nghiệp có thể sử dụng phương thức thanh toán này để tăng số lượng đơn hàng được tạo.
8. Thương mại điện tử xuyên biên giới
Một xu hướng đang phát triển cực kỳ mạnh mẽ chính là mua bán online xuyên biên giới. Nhu cầu mua sản phẩm từ các thị trường quốc tế của khách hàng ngày càng gia tăng. Do đó phương thức này dự kiến sẽ phát triển theo cấp số nhân trong thời gian tới đây.
#Digital marketing #E-commerce